Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tự học đàn tranh

Tự học đàn tranh

Series post này mình sưu tầm trên mạng nhằm phổ biến phương pháp Tự học đàn tranh Việt Nam. Mọi thông tin và gốc của tư liệu bạn có thể tham khảo ở đây. Tác giả Phạm văn Vĩnh trình bày về Đàn Tranh Việt Nam.

1. Tư thế ngồi học đàn tranh

Đàn Tranh Việt Nam hình thang . Cây đàn có thể để :

- trên giá đàn,
- trên mặt bàn,
- để phần đàn có chiều rộng hơn lên trên đùi, phần còn lại nhỏ hơn để trên một cái ghế thứ hai phía bên tay trái nếu người đàn ngồi trên ghế . Nếu người đàn ngôì trên mặt đất thì để phần đàn còn lại trên mặt đất .

Nói chung, phải đặt cây đàn tranh theo các quy tắc sau đây:

- Phía đàn có chiều rộng hơn nằm bên phía tay mặt của người đàn,
- Cây đàn nằm ở vị trí vững chắc, làm sao mà trong lúc đàn không cần phải lấy tay đỡ cây đàn,
- cây đàn nằm ngang hoạc phía bên tay mặt cao hơn một chút,
- cây đàn không được để cao quá, khi để tay lên mặt đàn, khuỷu tay phải ở vị trí cao hơn bàn tay . Nếu khuỷu tay thấp hơn bàn tay, ngón tay không đủ sức để nhấn dây đàn, không đàn nhanh được và dễ bị mỏi tay .
- cây đàn cũng không được để thấp quá, khi để tay lên mặt đàn, khuỷu tay phải ở vị trí cong cong . Nếu khuỷu tay thẳng ra thì khi đàn, bạn sẽ không với tới các dây ở ngoài tầm tay mình .

Các hình chụp sau đây hướng dẫn cách để cây đàn tranh:

Tự học đàn tranh
Tự học đàn tranh

Tự học đàn tranh

Các hình chụp sau đây cho thấy vị trí của cây đàn tranh quá cao :





Diễn tả cây đàn tranh Việt Nam

cây đàn tranh
Tự học đàn tranh

Trục đàn tranh : Mỗi sợi dây đàn có một trục đàn . Trục đàn dùng để chỉnh dây đàn . Muốn chỉnh dây đàn thì phải vặn trục đàn . Vặn trục đàn theo chiều kim đồng hồ khi cần xuống thấp . Vặn ngược chiều kim đồng hồ khi cần lên cao .

Khoá lên dây đàn tranh : Dùng khoá để vặn trục đàn . Khi nào vặn mà trục cứng quá thì tay mặt vặn theo chiều kim đồng hồ, tay trái nhấc trục đàn lên để kéo ra khỏi thân đàn . Sau đó có thể lau chùi trục đàn rồi gắn trở lại .

Nếu trục đàn quá cứng không thể vặn nổi, trong trường hợp này, bạn nên bôi sáp (nến, đèn cầy, xà bông Marseille) vào lỗ gắn trục đàn rồi xoay trục đàn khoảng 10 vòng . Sau đó lấy khăn lau sạch lỗ đàn và gắn dây trở lại .

Nếu trục đàn quá trơn, trục đàn chạy theo dây đàn, bạn lấy phấn viết bảng hay bột nhựa thông (loại gắn trên cây đàn Nhị hay đờn Cò) xát vào trục đàn và cũng xoay xoay trục đàn khoảng 10 vòng . Sau đó gắn dây trở lại .

Con Nhạn của đàn tranh: Con nhạn có nhiệm vụ chuyển âm từ dây xuống mặt đàn để tạo ra âm thanh . Vì thế con nhạn lúc nào cũng phải đứng vững trên mặt đàn . Con nhạn đàn không dính chặt vào mặt đàn để có thể xê dịch được . Khi cần chỉnh dây chút xíu, ta không cần phải vặn trục đàn mà chỉ cần xê dịch con nhạn một chút xíu . Xê dịch con nhạn về phía tay mặt sẽ làm dây đàn cao hơn, dịch qua bên tay trái sẽ làm dây đàn xuống thấp hơn .

Cầu đàn tranh: Dây đàn được bắc ngang qua cầu đàn . Khẩy đàn ở gần cầu đàn .

Tự học đàn tranh

Các nhạc sĩ truyền thống miền Nam Việt Nam chỉ dùng hai ngón là ngón cái và ngón trỏ . Các nhạc sĩ miền Bắc và miền Trung thường dùng ba ngón là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa . Khi gẩy ngón cái thì gẩy từ phía mình ngồi rồi gẩy ra xa . Khi gẩy bằng ngón trỏ hay ngón giữa thì để ngón trên dây rồi kéo về phía mình . Gẩy đàn là để móng đàn lên dây rồi bật dây chứ không dùng sức mạnh của ngón tay để đập vào dây .

Trước khi tra móng vào tay, nên thấm ướt đầu ngón tay để móng dính chặt vô tay mà không rơi ra trong lúc mình đang đàn .

Khi gẩy xong một cung đàn thì ngón tay rơi vào dây kế tiếp và dừng tay ở vị trí đó, không cần phải xê dịch ngón tay đi chỗ khác .

Dây đàn : Dây đàn Tranh ngày nay bằng kim loại . Ở Việt Nam có các loại dây 40, 35, 30, 25 và 20 . Ở Pháp có thể hỏi mua dây ở các tiệm bán phụ tùng cho đàn Piano . Dây hỏi mua là dây đàn Clavecin . Ở Anh Quốc hay ở Mỹ, đàn Clavecin được gọi là đàn Harpsichord .

Đàn Tranh 17 dây bán ở các tiệm đàn Việt Nam thường được gắn bằng 1 dây 30, 4 dây 25, còn lại là dây 20 .

Đàn Tranh 17 dây Nguyễn Vĩnh Bảo gắn dây số 1 bằng dây Sol của đàn Ghi ta , các dây còn lại đi từ dây to đến nhỏ 30, 25, 20 .

Ở Pháp chúng tôi mua được các dây 35, 33, 30, 27, 25, 23, 20 nên trên cây đàn Tranh chúng tôi đặt dây như sau :

Dây 1 : dây Sol của đàn ghi ta,
Dây 2 : 35
Dây 3 : 33
Dây 4 : 30
Dây 5 : 27
Dây 6 : 25
Dây 7 : 23
Dây 8 : 23
Dây 9 đến Dây 17 : 20


cây đàn tranh

Vị trí các con nhạn đàn tranh



Chúng ta bàn về vị trí đặt các con nhạn trên cây đàn Tranh 17 dây .

Dây đàn ở phía trái của các con nhạn là phần để tay trái điều khiển . Vì thế các con nhạn phải được xếp làm sao để tay trái có thể chạm tới phần bên trái của dây một cách dễ dàng .

Muốn xê dịch con nhạn, một tay khẽ nâng dây đàn lên, một tay nâng con nhạn lên rồi mới xê dịch . Có như thế mặt đàn không bị cọ xát . Thông thường thì các con nhạn có thể đặt theo các vị trí tương đối như sau đây:

Dây số 1 : Nhạn đàn nên để các trục của dây đàn khoảng 30 Cm .

Dây số 2 : nhạn đàn cách nhạn của dây số 1 khoảng 4 Cm .

Dây số 3 : nhạn đàn cách nhạn của dây số 2 khoảng 4 Cm .

Dây số 4, 5, 6, 7 : nhạn đàn cách nhạn của dây trước khoảng 3,5 Cm.

Từ dây số 8 trở đi : nhạn đàn cách nhạn của dây trước khoảng 2,5 Cm.

Cách xếp nhạn như vậy có hai mục đích :
Trông cho đẹp mắt,
Để các ngón tay trái có thể chạy trên dây được dễ dàng .
Khi mỗi con nhạn đã được đặt vào đúng vị trí rồi, cần kiểm soát để hai chân con nhạn dính sát vào mặt đàn, đừng để chân nó đứng nghiêng, nhạn có thể đổ khi đàn và âm thanh của dây không truyền xuống thùng đàn .

Xin lưu ý một điều là khi con nhạn càng gần cầu đàn thì cung nhạc càng cao và dây đàn phía tay trái bớt căng dễ nhấn hơn . Trên đây là những vị trí nói một cách tổng quát, nhiều khi cần uyển chuyển cho từng cây đàn và tuỳ người đàn .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét