Thành phố nào nằm giữa hai lục địa?
Bể chứa nước dưới lòng đất Basilica là một điểm thu hút du lịch nổi tiếng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Kỳ quan này sẽ là trọng tâm của một triển lãm vừa được khai trương tại Istanbul.
Các nhà tổ chức hi vọng sẽ “đánh thức” mạng lưới phức tạp các đường dẫn nước, đường hầm và cầu có từ thế kỷ thứ 4.
Không chuyến thăm Istanbul nào trọn vẹn nếu thiếu trải nghiệm
đi dưới lòng đất đến tham quan bể chứa nước Basilica - Ảnh: Corbis
Mang tên “Waters for a Capital”, triển lãm tại phòng trưng bày RCAC sử dụng các bức ảnh và đồ họa máy tính cho khách tham quan thấy các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã khảo sát các công trình như thế nào.
Du khách sẽ có thể “bay” qua các đường hầm rồi lộ diện ở phía bên kia, tham quan các cây cầu. Cũng có những kế hoạch cụ thể để du khách khám phá và xem video.
Các nhà khảo cổ học người Anh làm việc với các nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một hệ thống cung cấp nước lớn phục vụ Constantinople, thành phố của đế chế Byzantine, giờ là Istanbul.
Cầu dẫn nước mái vòm thời La Mã vừa được đưa vào sử dụng hiệu quả - Ảnh: Alamy
Những tàn tích hùng vĩ đó, chủ yếu ẩn trong các khu rừng ở ngoại ô hoặc bên dưới thành phố, vẫn chưa được biết đến nhiều, dù nằm trong số các công trình lớn và ấn tượng nhất tồn tại từ thời La Mã.
Hệ thống dẫn nước ngọt khoảng 400km từ các dòng suối bên ngoài thành phố vào trung tâm đô thị, được xây dựng theo tên hoàng đế La Mã Constantine vào năm 330.
Basilica là bể chứa nước lớn nhất trong số vài trăm bể chứa nước cổ nằm dưới thành phố Istanbul, nổi tiếng từ khi được sử dụng làm bối cảnh trong bộ phim về James Bond năm 1963 From Russia with love. Bể chứa nước được xây dựng từ thế kỷ 6 này cung cấp nguồn nước ngọt cho các tòa nhà, bao gồm cả cung điện của hoàng đế.
Bức ảnh từ năm 1915 cho thấy
các cầu dẫn nước đã được quan tâm từ thời đó - Ảnh: Dailymail
Trưởng nhóm khảo cổ học, giáo sư James Crow (khoa lịch sử, cổ điển và khảo cổ học của ĐH Edinburgh, Anh) đã lập bản đồ hệ thống cùng với các kỹ sư nước và chuyên gia viễn thám của ĐH Kỹ thuật Istanbul.
"Istanbul có nhiều công trình chứa nước cổ, nơi người dân xưa kia dùng để trữ nước sinh hoạt. Một số bể rất lớn nhưng con người ngày nay chưa bao giờ thực sự hiểu nước chảy vào đó như thế nào và mức độ khó khăn để cố gắng làm được điều đó”, giáo sư James Crow nói.
Triển lãm này nêu bật một số di tích cổ đặc biệt - một phần kiến trúc xây dựng của Istanbul, nhưng vẫn còn tương đối xa lạ với con người ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét