Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Ngón Rung trong đàn tranh Việt Nam

Ngón Rung trong đàn tranh Việt Nam


Đàn Tranh Việt Nam có những thủ pháp của bàn tay trái rất quan trọng. Những thủ Pháp đó là ngón rung, ngón mổ, ngón nhấn v.v … Ngón đàn của bạn hay hay dở một phần lớn là nhờ ở bàn tay trái của bạn . Khi bạn đàn một bản nhạc, bàn tay phải gẩy lên giai điệu của bản nhạc, diễn tả tiếng đàn mạnh, nhẹ, to, nhỏ nhưng nhờ vào bàn tay trái, bạn sẽ tao ra những cung đàn buồn, vui, tức giận, ai oán, dịu dàng, duyên đáng v.v …

Xem thêm:
Long hổ hội trong đàn tranh Việt NamBài tập Song Thanh Đàn tranh Việt Nam

Hôm nay chúng ta đề cập đến một phần về kỹ thuật rung của bàn tay trái . Nhạc Việt Nam xuất phát từ nhiều vùng đất khác nhau, kỹ thuật rung của cung đàn cũng thay đổi theo từng địa phương .

Chúng ta bắt đầu làm quen với kỹ thuật rung nhẹ nhàng . Cách rung này có thể áp dụng cho các bản nhạc vui, các bản trong điệu Bắc, nhạc Quảng của nhạc Tài Tử Nam Bộ .

Bạn dùng hai ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trái để rung dây đàn . Đặt hai ngón trỏ và ngón giữa trên dây đàn ở phía bên trái của con nhạn (xem lại bài 2 – Diễn tả cây đàn), cách con nhạn khoảng 10 cm . Nếu bạn gặp khó khăn khi để tay trái lên mặt dây đàn vì con nhạn gần quá hay xa quá, thì bạn phải xếp lại vị trí của con nhạn cho vừa với tầm tay của mình . Để tay lên dây đàn là chạm ngón tay vào dây đàn chứ không tỳ ngón tay lên dây e làm cho cung đàn bị sai lệch .

Rung có nghĩa là sau khi đã gẩy dây bằng tay phải rồi, tay trái mới rung rung sợi dây đàn một cách nhẹ nhàng để tạo nên một âm thanh liên tục . Tiếng rung càng dài, tiếng đàng càng đẹp . Giống như khi bạn hát xong một lời ca, bạn rung chữ cuối cùng để làm cho tiếng hát truyền cảm thêm . Dùng ngón rung diễn tả nét vui mà cũng để diễn tả cái buồn . Cách rung mà chúng ta hiện đang thực hành trong bài này dùng để diễn tả nét vui .

Xin trích một đoạn trong bài giảng của Nhạc Sư Nguyễn Vĩnh Bảo trên Diễn Đàn VinhBao’s Group mà tôi đã được lĩnh hội :

<
Sàigòn, ngày 24-07-2007

………

Cách RUNG:

Giử cườm tay, bàn tay và các ngón tay thật “mềm mại” một cách tự nhiên.

2 ngón tay (trỏ va giửa), hơi cong cong, đặt thật nhẹ trên dây mà mình muốn Rung, khảy dây, liền sau khi khảy thì là tay trái Rung liền, đừng chần chờ.

Rung có nghỉa là dùng 2 ngón tay trỏ và giửa, nhồi nhè nhẹ sợi dây lên xuống cho đều taỵ

Bây giờ thử dùng 2 ngón tay trỏ vả giửa, cho chúng hơi cong cong, đặt chúng trên mặt bàn, rồi lắc nhè nhẹ bàn tay và các ngón taỵ

Lưu ý là khi lắc, đầu 2 ngón tay vẩn còn dính với mặt bàn.

………

Vĩnh Bảo

>

Trên bản đàn, chúng ta dùng chữ § phiá trước cung nhạc để diễn tả nốt rung.



Các bạn tập rung cung Liêu (Sol) :

1 – đặt hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái, một cách mềm mại tự nhiên, trên dây số 7 . Đặt hai ngón tay bên trái của con nhạn, cách con nhạn khoảng 10 Cm . Đặt tay lên dây nhưng không đè sợi dây,

2 – tay phải gẩy dây số 7 với ngón cái,

3 – rung hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái, rung nhè nhẹ .

Nghe rung 4 lần cung Liêu (Sol)

Tương tự như vậy, các bạn tập rung các cung Xự (La), Xang (Do), Xé (Ré), Cống (Mi) trên các dây số 8, 9, 10 và 11.

Nghe rung 4 lần cung Xự (La)

Nghe rung 4 lần cung Xang (Do) VUI

Nghe rung 4 lần cung Xé (Ré)

Nghe rung 4 lần cung Cống (Mi)

Chúc các bạn thành công


Ngón Rung và Mổ trong điệu Vọng Cổ



Trong bài 36, chúng ta đã bàn đến cách lên dây đàn cho các bài bản theo điệu Vọng Cổ .

Thang âm của điệu Vọng Cổ là:

Hò, Xư (Y), Xang, Xê, Cống .

Hay là:

Sol, Si, Đô, Rê, Mi

Rung các cung : Hò, Xang và Công (Sol, Đô và Fa) .

Mổ các cung : Xư (Y) và Xê (Si và Rê) .

Về kỹ thuật rung và mổ, xin xem lại các bài số 10 – Ngón Rung và bài 21 – Ngón Mổ .

Điều đáng chú ý trong điệu Vọng Cổ là cách rung cung Xang (Đô) .

Trước đây chúng ta đã nói là khi rung, không được dằn dây đàn xuống làm thay đổi cung nhạc .

Trong trường hợp cung Xang (Đô) của dây Vọng Cổ, khi rung cung Xang, ta cần nhấn dây cho cao độ lên cao một chút, tiếng đàn nghe mới não nề (người trong nghề nói cho nó mùi ) .

Tuy nhiên nếu mình nhấn cái cung này nhiều quá, nó cao lên cung Đô thăng hay cung Rê thì Thầy Vĩnh Bảo sẽ than rằng “Cao quá!” .

Vậy biết làm sao bây giờ ?

Xin nói kinh nghiệm của bản thân :

- Khi rung cung Xang, nhấn hai ngón tay lên dây một chút rồi rung dây cho thật dài (thời gian rung) . Điều quan trọng là ta có được cái thói quen là khi rung cung Đô, tay có phản xạ tự nhiên dằn dây xuống một chút rồi mới rung .

- Để tập sức mạnh của hai ngón tay khi rung cung Xang (Đô), bạn lấy một tờ giấy để lên trên mặt bàn, đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay trái lên trên tờ giấy. Dùng bàn tay mặt, bạn kéo tờ giấy. Nếu tờ giấy di chuyển tức là bạn nhấn tay trái chưa đủ lực. Nếu tờ giấy không nhúc nhích tức là cao quá . Nếu tờ giấy di chuyển một cách khó khăn đó là bạn sắp tìm ra lực nhấn cho cung Xang (Đô) .

Mời các bạn nghe tôi đàn cung Xang dây số 8 buông dây không nhấn rồi tiếp theo là Xang rung (bốn lần ):


Dây số 8, cung Xang buông và Xang rung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét