Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013


Ngón Mổ trong đàn tranh Việt Nam


Xem thêm ngón rung trong đàn tranh

Ngón mổ là một thủ pháp của bàn tay trái . Ngay sau khi tay phải đã gẩy xong cung đàn rồi, ta dùng hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái, ở vị trí cong cong mềm mại chứ không thẳng cứng đơ ra, gõ nhẹ vào sợi dây, ở cùng vị trí như khi rung, cách con nhạn khoảng mười phân . Sức gõ phải đủ mạnh để bàn tay trái tự động bật trở lên cao vài centimètres . Bạn cứ tưởng tượng bàn tay trái của bạn là cái đầu con chim đang mo^? gạo . Sợi dây là hột gạo, hai ngón tay trỏ và giữa là cái mỏ chim . Mổ xong rồi tay phải dội trở lên . Mà động tác dội trở lên là do sức dội trở lại chứ không phải bạn nhấc tay lên . Cử động cả bàn tay trái khi mổ dây chứ không phải chỉ cử động có hai ngón trỏ và giữa .

Mục đích của ngón mổ là tạo ra một âm phụ sau tiếng gẩy của bàn tay phải .

Trên bản đàn, chúng ta dùng dấu hiệu phiá trước cung nhạc để diễn tả ngón mổ.

Cách tập mổ đàn tranh trên mặt bàn :


1 – đặt tay trái trên mặt bàn . Tay trái khum khum như khi ta để bàn tay chụp trên quả cam, bàn tay mềm mại, hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái không bắt buộc phải dính vào với nhau . Nói chung, một cách mềm mại tự nhiên

2 – giơ bàn tay trái lên cao chừng hai ngón tay . Chỉ giơ bàn tay, cánh tay vẫn nằm trên mặt bàn,

3 – mổ bàn tay xuống mặt bàn và để cho nó tự dội lên cao chứ không nhấc bàn tay lên.

Cách tập mổ trên dây :

1 – đặt tay phải và tay trái trên dây . Tay trái khum khum như khi ta để bàn tay chụp trên quả cam, bàn tay mềm mại, hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái không bắt buộc phải dính vào với nhau . Nói chung, một cách mềm mại tự nhiên

2 – tay phải gẩy dây,

3 – Giơ bàn tay trái lên cao chừng hai ngón tay, mổ dây và để cho bàn tay tự động dội lên chứ không nhấc bàn tay lên.

Bài tập 1 : Đàn Đô (Xang) rung, Mi (Cống) mổ

;
Nghe bài đàn, đàn 6 lần

Bài tập 2 : Đàn Mi (Cống), Mi (Cống) mổ

Nghe bài đàn, đàn 6 lần

Chúc các bạn thành công,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

link:cua cuon