Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Một số bản nhạc đàn tranh để học theo

Bản nhạc đàn tranh: Đám Cưới Đầu Xuân1


Để thay đổi không khí, chúng ta tập một bài Tân nhạc . Câu đầu của bài Đám Cưới Đầu Xuân có thể dùng để chỉnh dây đàn . Để chỉnh ba dây đầu tiên Sol, La, Đô trong Ngũ cung Sol, La, Đô, Rê, Mi , bạn chỉ cần đàn câu “Ngày xửa ngày xưa”, tức là Sol, La, Sol, Đô . Chỉnh hai dây còn lại là Rê và Mi, bạn chỉ cần đàn tiếp “đôi ta chung nón”, Đô Đô Rê Mí .

Bài nhạc này không nằm trong nhạc truyền thống nên bạn có thể rung ở cung bậc nào bạn thấy hay . Sở dĩ trong bản đàn chỉ rung hai cung La và Mi (Xự và Cống) là vì muốn rung theo phong cách bản vui trong nhạc truyền thống mà thôi . Xem thêm Bài Tạ trong đàn tranh



Xin mời nghe bài đàn

Chúc các bạn thành công .


Bản nhạc đàn tranh: Sương Chiều



Bài Sương Chiều và bài Tú Anh hay đi đôi với nhau. Hai bài này được xếp vào loại nhạc Quảng.



Nếu chỉ đàn bài Sương Chiều rồi chấm dứt thì không đàn câu 13a mà chỉ đàn câu 13b .
Nếu đàn hai bài Sương Chiều và Tú Anh nối tiếp nhau thì chỉ đàn câu 13a và không đàn câu 13b .

Ghi chú: Các cung nhạc rung và mổ ngược lại với các bài bản theo điệu Bắc .

Trong nhạc Quảng, có thể rung các cung Liêu, Xang, Xê (Sol, Đô, Rê) và mổ các cung Xự và Cống (La và Mi) .

Xin mời nghe bài đàn (đàn câu 13b)

Chúc các bạn thành công .




Bản nhạc đàn tranh: Silent Night

Mời các bạn đàn chơi bài Stille Nacht, đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trong đó có bài Silent Night và Đêm Thánh Vô Cùng .


Xin nghe bài đàn

Chúc mừng Mùa Giáng Sinh vui vẻ

Paris, 16 tháng 12, 2009
Phạm văn Vĩnh

Về bài thánh ca Stille Nacht – Đêm Thánh Vô Cùng

Một đêm Giáng Sinh tối trời lạnh lẽo vào năm 1818, linh mục Joseph Franz Mohr (1792-1848) rảo bộ 3 cây số từ tư gia của ông tại làng Oberndorf bei Salzburg , Áo Quốc, đến nhà người bạn Franz Xaver Gruber (1787-1863) cư ngụ tại thị trấn Arnsdorf bei Laufen bên ca.nh. Linh mục Mohr đến thăm bạn với một bài thơ ông đã viết khoảng hai năm trước. Ông cần có một bài hát cho thánh lễ đêm Giáng Sinh chỉ còn cách lúc ấy mấy tiếng đồng hồ. Ông hỵ vọng người bạn ông, hành nghề giáo sư và cũng là nhạc sĩ phong cầ m (organ) , nhạc trưởg ca đoàn thánh ca trong giáo xứ, sẽ giúp phổ bài thơ của ông thành một bài thánh cạ Franz Gruber đã viết bài hát này trong vòng mấy tiếng đồng hồ hôm 24 tháng chạp năm 1818. Bài hát mang tên “Stille Nacht.”, tiếng Đức, sau dịch sang tiếng Anh thành Silent Night.

Năm đó nước sông Salzach dâng cao làm hỏng chiếc đàn phong cầ m ở đấy nên Gruber đã soạn bài nhạc cho đàn ghi tạ Vài giờ sau đó, trên bàn thánh giáo đường St. Nicholas Church tại Oberndorf, cả hai người đã hát bản thánh ca Stille Nacht này, đoàn thánh ca giáo xứ đứng sau hai ông đã phụ hoạ theo bằng những giọng ca thánh thót vang từ thấp lên cao phá tan sự tĩnh lặng của một đêm thánh vô cùng.
Trong vòng nửa thế kỷ, khi bản nhạc Stille Nacht đã nổi tiếng, người ta cho rằng bản nhạc đã được sáng tác bởi một thiên tài âm nhạc như Beethoven hay Mozart. Mặc dầu Gruber đã viết thư tự nhận mình là tác giả của bài hát, người đời vẫn nghi ngờ về lời tuyên bố này và sự nghi ngờ còn kéo dài mãi cho đến một hôm cách đây 7 năm, người ta tìm ra một bản nhạc hoà âm ký tên Joseph Mohr mà trên bản hoà âm còn ghi rõ tác giả của bản nhạc là Franz Xaver Gruber.

Vào khoảng thời gian 1832, khi bản nhạc được các ca sĩ dân gian trình diễn, một số cung nhạc đã thay đổi để trở thành bản Silent Night ngày hôm naỵ Hiện bên Áo vẫ n có hội Stille Nacht Gesellschaft (Silent Night Society) không những có mục đích bảo vệ bản quyền cho Mohr-Gruber mà còn khuyến khích hát lại bản thánh ca này với nhạc điệu đầu tiên.

Hiện có vài bản hoà âm lịch sử cho bài Stille Nacht. Bản hoà âm đầu tiên do linh mục Joseph Mohr soạn vào khoảng năm 1820. Hai bản hoà âm sau do chính tác giả bản nhạc soạn. Hiện nay còn các bản hoà âm viết tay của Franz Gruber viết trước khi từ trần, một bản viết năm 1845 cho giàn nhạc giao hưởng và một bản hoà âm viết năm 1855 cho đàn phong cầm.

Hiện nay ở Áo, bản nhạc Stille Nacht là một quốc bảọ Theo truyền thống, bài hát này không bao giờ được hát trước đêm Giáng Sinh và không được xử dụng với tính cách thương mạị Bản nhạc Stille Nacht nguyên thủy là một bài thánh ca, đã được dịch sang khoảng 120 thứ tiếng trong đó có bản dịch sang lời Việt của nhạc sĩ Hùng Lân.

Franz Gruber sinh ngày 25 tháng 11 năm 1787 tại thành phố Hochburg, Áo quốc. Ông lập gia đình ba lần, có tất cả 12 người con. Hành nghề giáo sư . Ông mất năm 1863. Mộ ông hiện được đặt sát nhà cũ và hàng năm thành phố đều cho trang hoàng một cây Noel vào tháng 12.

Joseph Franz Mohr sinh ngày 11 tháng 12 năm 1792 tại Salzburg, Áo quốc. Thu.phong linh mục năm 1815 sau khi đức Giáo Hoàng cho phép vì ông là con rơi, “bất hợp pháp” lúc bấy giờ. Ông mất năm 1848, để gia tài lại cho việc giáo dục trẻ em.

Phạm văn Vĩnh



Bản nhạc đàn tranh: Kim Tiền Huế



Bản đàn Kim Tiền Huế này do Nhạc Sư Vĩnh Bảo chép tay cho tôi khi học bài này. Còn bài đàn thâu mp3 là bài tôi đàn khi trả bài và được thẩm định là đàn đúng. Các bạn sẽ nghe tôi đàn hai lần .

Bài Kim Tiền Huế có 13 câu, nhịp đôi . Bài này xuất xứ từ nhạc Huế nhưng phong cách đàn ở đây là theo nhạc Tài Tử Nam Bộ, theo điệu Bắc.

Dây đàn lên theo Hò, Xự, Xang Xê, Cống . Hay là Sol, La, Đô , Rê, Mi.

Rung các cung Xự và Cống. Nốt cung càng dài càng đẹp.

Mổ các cung còn lại .





Xin mời nghe bài đàn

Chúc các bạn thành công .



Bản nhạc đàn tranh: Rao Vọng Cổ 1



Xin lưu ý , trong điệu buồn Vọng Cổ, cung Xang (Sang) lúc nào cũng phải nhấn lên cao một chút, gọi là cung Xang Già , có thế nghe mới buồn hay mùi .

Đối với Xang Già không có Xang Trẻ, Xang Non mà chỉ có Xang bình thường .

Cung Xang Gìa chỉ được áp dụng khi có rung, nếu đàn không rung thì đàn Xang bình thường .



(Vài hôm nữa rảnh sẽ có mp3)

Chúc các bạn thành công .


Bản nhạc đàn tranh: Lý Con Sáo Cải Lương (03/09/2009)


Đàn Tranh NS Nguyễn Vĩnh Bảo đàn hôm 03/09/2009

Khúc đầu là đoạn nhạc dạo đầu, gọi là khúc Rao .

Sau tiếng gõ song lang thì vô bài Lý Con Sáo .

Link : Lý Con Sáo Cải Lương

Bài này theo điệu Vọng Cổ trong nhạc Sân Khấu Cải Lương .

Xin mời các bạn nghe cho quen .





Bản nhạc đàn tranh: - Đàn Ngẫu Hứng 09/09/2009


Đàn Tranh NS Nguyễn Vĩnh Bảo đàn ngẫu hứng hôm 09/09/2009

Link : Đàn Ngẫu Hứng 09/09/2009




Bản nhạc đàn tranh: Rao Buồn (18 11 2009)

Đây là một trong những khúc Rao Buồn của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo .

Khúc nhạc được đàn trên hệ thống dây Hò Ba của đàn Tranh . Trên hệ thống dây Hò Ba, thỉnh thoảng các bạn nghe được tiếng đàn rất trầm đó là tiếng dây Basse của sợi dây số 1 .

Link : Rao Buồn dây Hò Ba 18 11 2009

Bài này theo điệu Vọng Cổ trong nhạc Sân Khấu Cải Lương .

Xin mời các bạn nghe cho quen .





Bản nhạc đàn tranh: Đêm Tàn Bến Ngự


Đêm Tàn Bến Ngự , tác giả Dương Thiệu Tước .

Đàn Tranh Nguyễn Vĩnh Bảo

Link : Đêm Tàn Bến Ngự

Đêm Tàn Bến Ngự Video

Xin mời các bạn thưởng thức .



Bản nhạc đàn tranh: Văn Thiên Tường VB

Đàn Tranh NS Nguyễn Vĩnh Bảo đàn hôm 21/12/2009

Link : Văn Thiên Tường

Xin mời các bạn nghe .



Bản nhạc đàn tranh: Thay Lời Chúc Giáng Sinh

Đàn Tranh NS Nguyễn Vĩnh Bảo đàn hôm 23/12/2009

Link : Thay Lời Chúc Giáng Sinh

Tôi nghĩ đây là một bài đàn ngẫu hứng theo điệu Nam Xuân .

Xin mời các bạn nghe .



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

link:cua cuon