Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Bản vẽ mẫu Biệt Thự file autocad download

Bản vẽ mẫu Biệt Thự file autocad download

Bản vẽ mẫu Biệt Thự file autocad download
Bản vẽ mẫu Biệt Thự file autocad download




1-BIỆT THỰ -19.5X16.5-DTXD:DOWNLOAD:

2-BIỆT THỰ -4.5X14-DTXD:DOWNLOAD:

3-BIỆT THỰ -4.5X16-DTXD:DOWNLOAD:

4-BIỆT THỰ -4.7X11.7-DTXD:DOWNLOAD:

5-BIỆT THỰ -4.7X15-DTXD:DOWNLOAD:

6-BIỆT THỰ -4.8X13-DTXD:DOWNLOAD:

7-BIỆT THỰ -7X17-DTXD:DOWNLOAD:

8-BIỆT THỰ -5X10-DTXD:DOWNLOAD:

9-BIỆT THỰ -5X11-DTXD:DOWNLOAD:

10-BIỆT THỰ -8X16-DTXD:DOWNLOAD:

11-BIỆT THỰ -9.5X9.5-DTXD:DOWNLOAD:

12-BIỆT THỰ -12X12-DTXD:DOWNLOAD:

13-BIỆT THỰ -15X18-DTXD:DOWNLOAD:

14-BIỆT THỰ -8X10-DTXD:DOWNLOAD:

15-BIỆT THỰ -8.5X20-DTXD:DOWNLOAD:

16-BIỆT THỰ -12X15-DTXD:DOWNLOAD:

17-BIỆT THỰ -11X13-DTXD:DOWNLOAD:

18-BIỆT THỰ CAO CẤP:DOWNLOAD:

19-BIỆT THỰ SONG LẬP-8X23-DTXD:DOWNLOAD:

20-BIỆT THỰ ĐÀ LẠT:DOWNLOAD:

Bản vẽ autocad nhà dân dụng download miễn phí

Bản vẽ autocad nhà dân dụng download miễn phí

Bản vẽ autocad nhà dân dụng download miễn phí
Bản vẽ autocad nhà dân dụng download miễn phí
Bản vẽ autocad nhà dân dụng download miễn phí



Download : Tại đây


1.Nhà dân dụng 7,2x11,5m
Download : Tại đây


2.Nhà dân dụng 7x17m
Download : Tại đây


3.Nhà dân dụng 9,6x17m
Download : Tại đây


4.Nhà dân dùng 4 tầng 4x13m
Download : Tại đây


5.Nhà dân dụng 4,1x9,8
Download : Tại đây


6.Nhà dân dụng 4,5x14m
Download : Tại đây


7.Nhà dân dụng 4,9x16,3m
Download : Tại đây

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải vắt óc suy nghĩ để tìm hiểu.

Kỷ lục ngủ:

Hoẵng chỉ ngủ 4 tiếng một ngày đã được coi là kỷ lục, vậy mà giờ đây các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cá heo Dall không bao giờ biết ngủ. Ngược lại, có một số loài sinh vật sinh ra chỉ… để ngủ. Đầu tiên phải kể đến loài mèo với 14 tiếng mỗi ngày. Còn loài gấu nâu ở dãy Pyrenees (Pháp) ngủ suốt mùa Đông dài lạnh giá. Không chịu thua, loài macmốt ngủ liền 6 tháng. Tuy nhiên, kỷ lục về ngủ lại thuộc về một con lừa và thú túi đuôi quấn châu Phi vì chúng dành những 80% thời gian sống để ngủ, tức là 19 giờ mỗi ngày.

Kỷ lục về cân nặng và kích cỡ


Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất. Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75 mét (bằng 16 chiếc xe buýt nối đuôi nhau). Sau đó phải kể đến cá voi xanh: 35 mét. Đứng thứ ba là loài cá nhám voi khổng lồ dài 18 mét từ đầu tới đuôi. Gần gũi với chúng ta hơn phải kể đến cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong “top ten” về chiều dài với 8 mét. So với những loài kể trên, hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và cái vòi dài ngoằng, cũng chỉ thuộc hàng tép riu: một con hươu cao cổ với cái cổ dài nhất cũng chỉ được 6 mét, còn voi đành chịu thua với 4 mét cả vòi. Nếu xét về trọng lượng, vô địch thuộc về loài cá voi xanh. Con nặng nhất có thể lên tới 190.000 kg, tương đương với trọng lượng của 30 con voi cộng lại. Đứng thứ hai là cá nhám voi (40.000 kg). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ ba vì chỉ nặng có 6.000 kg. Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể, 3.000 kg mỗi con.

Kỷ lục về tuổi thọ

Dường như tạo hoá đã lấy phần sống của loài côn trùng phù du để cộng thêm cho loài rùa. Chẳng thế mà trong khi loài côn trùng này chỉ sống được vỏn vẹn một ngày thì lão rùa già lại sống được những 150 tuổi. Còn kỷ lục sống lâu nhất của loài chim thuộc về loài hải âu: nó chỉ chịu chùng cánh khi đã sống 80 năm.

Động vật nhiều cơ nhất

Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa sống suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về số lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Tuy nhiên, kỷ lục thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay người dễ dàng đến thế.

Động vật nhiều răng nhất

“Cười hở mười cái răng”, điều này chỉ đúng với con người. Một con cá sấu chỉ cần “hé miệng cười duyên” cũng để lộ ra 120 chiếc răng. Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, tức là răng của nó rụng đi mọc lại tới 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng lại thuộc về cá mập khi nó có bộ trang sức gồm 3.000 chiếc răng trắng xoá mà bất kỳ một hãng sản xuất kem đánh răng nào cũng phải thèm muốn. Ngay cả khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn nơi đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về chiếc răng to và nặng nhất thuộc về loài voi. Trọng lượng của bộ răng sữa của voi cũng nặng tới 4 kg. Còn mỗi chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng tới 4 kg. Không nhiều, không to, không nặng như răng cá mập, voi hay hà mã, nhưng răng của loài hải sư lại khiến người ta phải nhớ đến vì nó dài 80 centimét, bằng chiều cao của một em bé 5 tuổi.

Động vật phàm ăn nhất

Dẫn đầu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200 kg cỏ khô, uống hết 200 lít nước. Tiếp theo, phải kể đến kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có thể ăn liền một mạch hết 40 kg thức ăn. Khỉ lại nổi tiếng vì ăn nhanh, chúng có thể xơi một mạch 50 quả chuối. Về phần mình, mỗi ngày chim cổ đỏ ngốn hết 4,3 m sâu (bằng chiều dài một chiếc ô tô). Cá sấu cũng không kém phần đặc biệt trong chuyện ăn uống: không kể đến những con mồi sống, cá sấu có thể ăn cả đá. Xét về khả năng nhịn ăn, họ nhà rắn phải được gọi là vua: mỗi năm chỉ cần ăn 8 – 10 bữa ăn cũng đủ cho chúng rồi; một con trăn có thể nhin đói suốt 12 tháng liền, nhưng ngay khi gặp phải một chú linh dương chân đen, nó có thể xơi tái cả 60 kg này.

Kỷ lục về thời gian mang thai

Con vật chửa đẻ ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày. Tiếp theo là chuột: 3 tuần. Đây cũng là lý do vì sao trên thế giới này có lắm chuột đến thế. Chiếm thứ ba là thỏ: một tháng và có thể đẻ 5 – 12 con mỗi lần. Con vật chửa đẻ lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu Á: 2 năm 1 tháng. Nhưng kỷ lục lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes (Pháp): 3 năm 2 tháng và 20 ngày.

Thời gian giao phối ngắn nhất

Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần “chăn gối” của hai loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lần dành cho “chuyện ấy” của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ. Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ.
Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5 – 10 ngày. Kỷ lục về số lần giao phối thuộc về loài sư tử: nó có thể làm “chuyện ấy” 86 lần mỗi ngày. Còn bọ ngựa cái lại khiến người ta phải tròn mắt vì nàng xơi tái bạn tình sau khi thoả mãn. Có lẽ đấy là kinh nghiệm xương máu để anh bạn nhện hàng xóm rút kinh nghiệm. Để tránh bị nhện cái ăn thịt, nhện đực tìm cho mình một lối thoát: dâng cho người tình một con mồi. Và trong khi người tình còn bận đánh chén thì chàng ta hoạt động. Và đến khi nhện cái nhận ra thì… sự đã rồi. Chó sói nổi tiếng là hung tợn nhưng lại là loài vật dịu dàng nhất trong chuyện “phòng the”. Còn loài vật chung thuỷ nhất là sóc: một chú sóc đực xám có thể chung sống 18 năm liền với một người tình duy nhất.

Kỷ lục về khứu giác

Nếu ai nói với bạn rằng chó là loài vật thính mũi nhất thì đừng tin. Chó chỉ đứng hàng thứ ba về khả năng nhận ra mùi từ xa mà thôi. Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài đực có thể ngửi thấy mùi cách nó 11 km. Sau đó phải kể đến rái cá biển, có thể nhận ra mùi khói ở cách nó 8 km. Còn cá mập thì có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hoà tan trong 115 lít nước. Chó thì đứng hàng thứ ba về phát hiện mùi ở độ xa, nhưng lại dẫn đầu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi: 100.000 mùi khác nhau (một chuyên gia ngửi mùi cũng chỉ phân biệt được 3.000 mùi)

Kỷ lục về xây tổ

Loài vật xây tổ to nhất là đại bàng: các nhà khoa học đã phát hiện ra ở Ecosse một chiếc tổ sâu 4,5 mét do chính chim đại bàng làm bằng mỏ và móng chân. Kỳ công nhất là chiếc tổ của loài chim én: để xây xong một chiếc tổ, chim én phải bay đi bay lại 1.000 lần, dùng mỏ lấy bùn trộn với rãi làn nguyên vật liệu. Còn hải ly gặm đứt một khúc gỗ sồi đường kính 20 centimet trong chưa đầy 1 đêm để xây tổ.
Kỷ lục về thính giác
Tiếng kêu khoẻ nhất thuộc về loài cá voi xanh. Người ta tính được rằng giọng nói của nó có thể đạt tới cường độ âm thanh của một tên lửa đưa tàu con thoi vào vũ trụ. Mặt khác. Vì có một cái tai rất thính, cá voi xanh có thể giao tiếp với đồng loại ở bên kia đại dương. Tiếng kêu của một chú khỉ có thể được nghe thấy trong chu vi 15 km. Còn chim diệc sao nằm trong sách Guiness với tiếng “hót” giống một con bò đang rống và phát đi xa 4 km. Nếu muốn yên tĩnh, tốt nhất là nên ở gần địa phận của thỏ: để báo hiệu nguy hiểm, loài vật này chỉ dùng chân sau đập đập vài cái xuống đất. Về phần mình, cá heo vẫn không ngừng là đối tượng của nhiều nghiên cứu vì ngôn ngữ của chúng rất đa dạng và kì bí. Đặc biệt, thính giác của chúng phát triển hơn chúng ta gấp 10 lần: chúng có thể nghe được siêu âm trong khi con người thì không thể.

Kỷ lục về thị giác

Các loài chim săn mồi có cái nhìn sắc nhất: chim cắt di cư có thể nhận ra một con bồ câu ở khoảng cách là 8 km; đại bàng có thể phát hiện ra một con thỏ rằng từ trên độ cao 3.000 mét. Động vật có mắt to nhất là mực thẻ khổng lồ: thuỷ tinh thể của nó có đường kính là 38 centimét… bằng đường kính một quả bóng rổ. Ở động vật có vú, ngựa giật kỷ lục có mắt to nhất (đường kính là 5,5 centimét) và quả không sai khi người ta nói rằng ngựa nhìn thấy chúng ta to gấp 7 lần kích cỡ thực của chúng ta. Loài vật được biết đến với đôi mắt đẹp nhất là giống sò St. Jacques. Dọc trên tấm áo khoác của mình, giống sò này có hai dãy mắt gồm rất nhiều cặp mắt nhỏ xanh màu nước biển; số lượng mắt của chúng ngày càng tăng theo tuổi tác của chúng.

Động vật chạy nhanh nhất

Huy chương vàng xứng đáng được trao cho loài báo với vận tốc 101 km/h. Huy chương bạc thuộc về linh dương với 98,16 km/h còn hoẵng chỉ giành được huy chương đồng với vận tốc 98 km/h.

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?


Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?


Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã hơn 1000 năm lịch sử. Ngày nay, ở Nhật Bản nam giới trong khi nghỉ ngơi ở nhà cũng như nữ giới trong các ngày lễ đều thích mặc Kimono. Vì thế Kimono đã trở thành vật tượng trưng cho dân tộc Nhật Bản.

Thực ra Kimono đã được cải tiến thiết kế dựa theo kiểu quần áo ở Trung Quốc dưới Triều Tuỳ và Triều Dương.

Trước đây hơn một ngàn năm, khi mà triều đại nhà Đường đưa Trung Quốc ở vào một thời kỳ phồn thịnh trong lịch sử thì nhân dân hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã qua lại giao dịch với nhau rất nhiều, nhiều sứ giả của Nhật Bản đã tới Trung Quốc để học tập rồi đem các tri thức mà họ thụ nhận được trở về Nhật Bản.
Nhân dân Nhật Bản đã căn cứ vào các kiểu quần áo đời nhà Đường rồi kết hợp với các đặc điểm khí hậu của nước mình để dùng nguyên cả một tấm vải làm thành thứ Kimono có thân rộng mặc không sát mình, hai tay ngắn, rộng, cổ áo to. Nhật Bản là một nước có khí hậu ôn hoà, lượng mưa dồi dào, độ ẩm tương đối cao. Vì thế mùa đông mà mặc Kimono thì ấm. Còn mùa hè mặc lại Kimono thoáng gió và chống nóng.

Ở Nhật Bản, Kimono của phụ nữ có các kiểu màu hoa văn giúp cho có thể phân biệt được lứa tuổi và cả tình trạng hôn nhân nữa. Các cô gái chưa có chồng thì thường mặc áo ngoài có tay rộng, còn các phụ nữ có chồng thì mặc áo ngoài tay hẹp. Nếu bên trong Kimono mà mặc áo cổ màu đỏ thì người mặc còn con gái. Còn khi áo trong màu trắng thì người mặc đã có gia đình.

Sau lưng các áo Kimono của phụ nữ Nhật Bản lại còn có thêm một cái túi nhỏ. Cái túi này biến dạng của dải lưng và cái nút của dải lưng. Dải lưng của một chiếc Kimono của phụ nữ dài tới vài mét, chất liệu cũng rất cầu kỳ, lại còn thêu thêm những hình hoa văn rất đẹp. Khi mặc áo người ta cuốn cái dải dây lưng dài này xung quanh mình, phía sau buộc một cái gối và đai lưng, rồi lại có thêm một cái đai nhỏ cố định, nom cứ như một cái túi vậy.

Lễ hội Carnavan do đâu mà có?

Lễ hội Carnavan do đâu mà có?

Carnavan là lễ hội truyền thống của nhân dân châu Âu và châu Mỹ. Ở một số nước châu Âu và châu Mỹ, ngoài lễ hội Noel ra, lễ hội Carnavan là náo nhiệt nhất. Theo truyền thuyết thì lễ Carnavan bắt nguồn từ lễ tế thần Nông nghiệp trong thời cổ La Mã

Hồi ấy, mỗi năm trước khi bắt đầu các công việc đồng áng, nông dân muốn tỏ rõ niềm vui sướng của mình, bao giờ cũng mở hội vui nhộn vài ngày. Về sau trong các vùng theo đạo Thiên Chúa đã thấy thịnh hành tập tục mừng ngày hết ăn chay, trong thời gian ăn chay như thế các giáo đồ đều bị cấm không được ăn thịt. Vì thế, vài ngày trước đợt ăn chay tất cả các nhà đều phải tìm cách chuẩn bị thật nhiều rượu ngon và các thức ăn ngon để được ăn uống thoải mái một đợt. Rồi dần dần tập tục này đã diễn biến thành những ngày hội Carnavan ngày nay

Những nơi đầu tiên hành cử lễ Carnavan là ở một số thành thị ở Italia, về sau hội này được truyền ra toàn bộ châu Âu, rồi lại được sang cả nước Braxin ở châu Mỹ

Hiện nay, ngày tháng cử hành hội Carnavan ở các nước và các vùng khác nhau, hình thực kỷ niệm cũng muôn hình muôn vẻ, nhưng các hoạt động chủ yếu thường là điều hành, ăn uống, hội họp và vũ hội hoá trang
Hiện nay, hội Carnavan ở Braxin là nổi tiếng nhất. Hàng năm cứ đến hạ tuần tháng hai là diễn ra hội này, kéo dài ba ngày. Trong thời gian ấy các phố lớn, phố nhỏ của Thành phố đều được trang hoàng, hai bên đường phố dựng lên những quán và những khán đài tạm cắm rất nhiều cờ và đèn các màu. Dân chúng mặc những quần lành áo đẹp, trang điểm lộng lẫy, nhảy những điệu samba cuồng nhiệt suốt ngày đêm.

Người Tây Ban Nha đấu bò tót như thế nào?


Người Tây Ban Nha đấu bò tót như thế nào?


Đấu bò tót là hoạt động thi đấu mang tính đặc trưng truyền thống dân tộc nhất của người Tây Ban Nha. Nếu đã đi du lịch Tây Ban Nha mà chưa được xem đấu bò tót thì có thể bị coi là một chuyến đi uổng công.
Các cuộc biểu diễn đấu bò tót thường được tổ chức vào buổi tối. Sau khi đấu sĩ tiến vào đấu trường trong một nghi thức long trọng thì một con bò khoảng năm trăm kilôgam; hai cái sừng vừa nhọn vừa dài được đưa vào. Bảy, tám đấu sĩ mặc những bộ quần áo sát người, thêu kim tuyến chia nhau đứng ở bốn phía con bò, để tìm hiểu tính nết và các động tác quen thuộc của nó. Trong khi đó họ cũng biểu diễn các kỹ xảo của mình cho công chúng xem

Tiếp theo đó trận đấu giữa các kị sĩ và con bò tót bắt đầu. Hai kị sĩ mặc những trang phục màu bạc, cưỡi hai con tuấn mã mặc áo giáp tiến vào đấu trường. Trong khoảnh khắc con bò xông thẳng tới con ngựa thì đấu sĩ sẽ mau lẹ cầm ngọn mác dài đâm vào cái u chắc nịch trên lưng con bò. Ngay sau đó vài người cầm lao mặc áo giáp, không cưỡi ngựa mà chỉ đứng vào những vị trí và theo thứ tự đã quy định, phóng rất trúng và sâu cây lao vào cùng một chỗ trên thân con bò.

Sau cùng mới diễn ra trận đấu chính thức giữa đấu sĩ và con bò mộng. Một đấu sĩ mặc bộ quần áo đẹp thêu kim tuyến và một con bò rất to, rất hung dữ đấu một trận với nhau. Đấu sĩ không ngừng vung tấm khăn màu đỏ, nhử cho con bò luôn luôn lao tới húc, rồi chờ đến khi lượng sức lực man rợ của con bò đã hao tổn cùng kiệt, đấu sỹ mới chọn thời cơ tốt nhất đâm thẳng mũi kiếm sắc vào tim con bò, chỉ một nhát là đâm chết.

Trong tiếng hoan hô của công chúng, đấu sỹ sẽ cắt tai con bò tót đó ngay tại chỗ để làm kỷ niệm
Tất nhiên đấu sĩ cùng có khả năng nhất thời có sơ suất, trong lúc đang chờ đợi thắng lợi thì bị sừng con bò húc chết. Điều đáng sợ này có lẽ lại chính là nguyên nhân làm cho môn đấu bò tót của Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới

Tại sao phụ nữ Ả RẬP hễ ra ngoài là phải dùng khăn đen che mặt?


Tại sao phụ nữ Ả RẬP hễ ra ngoài là phải dùng khăn đen che mặt?


Tại một số quốc gia Ả RẬP, mỗi khi ra ngoài phụ nữ đều phải che mặt bằng một tấm khăn màu đen, mà che thì rất kín, chỉ chừa một lỗ hổng để có thể trông thấy đường đi. Ngoài ra họ còn phải mặc một cái áo dài màu đen, làm cho người trông thấy không còn có thể nhận ra dung mạo thực của họ là như thế nào nữa.
Phần lớn các nước Ả RẬP đều nằm trong vùng sa mạc có nắng nóng chiếu dữ dội và có mưa cát. Nếu vậy thì phụ nữ ở các vùng ấy lẽ ra phải ăn mặc cho thoáng mát hơn một chút, có như thế thì mới thích hợp với khí hậu nóng bức. Vậy thì tại sao họ lại làm người lại mà ăn mặc kín đáo như thế?

Vốn là phụ nữ các nước Ả RẬP đều tin theo đạo I-xlam. Họ bị các giáo lý của I-xlam trói buộc ghê ghớm. Theo các điều ngăn cấm trong giáo lý của người I-xlam thì toàn thân của người phụ nữ đều là những thứ xấu xa. Nếu một người nam giới trông thấy mặt của một người đàn bà lạ thì việc này bị coi là một chuyện chẳng lành. Vì thế phụ nữ dùng khăn đen che mặt là để bảo vệ cho đàn ông, mà cũng là cách giữ gìn cho chính bản thân người phụ nữ đó.

Một số quốc gia Ả RẬP lại còn có giới quy nghiêm ngặt hơn nữa, con gái đến sáu tuổi thì phải ở sâu trong nhà. Đến mười tuổi thì toàn thân phải bọc kín, hễ ra khỏi cửa là phải có khăn che mặt. Hơn nữa lại phải đi trong những ngõ nhỏ và phải đi thật nhanh. Bao giờ họ cũng phải về nhà trước lúc Mặt trời lặn

Phần lớn phụ nữ Ả RẬP thường không đi làm. Dù vẫn có một số ít phụ nữ làm việc trong các cơ quan trực thuộc chính phủ, nhưng khi tiếp xúc với các đồng sự nam giới họ cũng phải dùng khăn che mặt. Còn một số công việc không thể không do phụ nữ đảm nhiệm, như nghề tiếp viên hàng không chẳng hạn thì các công việc này các nước ấy phải mời những cô gái nước ngoài làm.

Tất nhiên, việc phụ nữ ở các nước Ả RẬP dùng khăn che mặt thì cũng có sự khác nhau tuỳ theo quy định của từng nước. Trong các vùng nông thôn hay khu chăn nuôi ở một số nước, phụ nữ không những không dùng khăn che mặt mà còn cùng với nam giới ra đồng hay ra bãi chăn nuôi làm việc. Phụ nữ ở một số địa phương dùng mũ bện bằng cỏ thay cho khăn che mặt. Lại có những nơi phụ nữ dùng khăn trùm đầu hay khăn trùm vai để thay cho khăn che mặt.

Ngày nay, phụ nữ ở các nước Ả RẬP cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu, tư tưởng giải phóng phụ nữ như ở các nước khác trên thế giới. Tại những thành phố lớn, phụ nữ đã bắt đầu bỏ không dùng khăn che mặt và áo dài để ăn vận đúng thời trang và cùng với nam giới tham gia các hoạt động xã hội.

Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?


Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế. Nhưng ở những nước khác nhau thì cách phụ nữ theo đuổi cái đẹp cũng là không giống nhau.

Chẳng hạn như ở Ấn Độ phụ nữ thích tô một điểm màu đỏ to bằng hạt đậu ở ngay giữa trán. Người Ấn Độ cho rằng ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là “nốt ruồi may mắn”.

Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn. Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn.

Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không?

Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà goá chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn.
Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn.

Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.

Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Điều này có nguyên nhân là gì vậy? Vốn là những người bố người mẹ này lo lắng nếu như con cái họ khoẻ mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu. Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai hoạ.

Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?


Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?

Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản.

Thật ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm.

Năm 1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thần phấn chấn, làm sáng mắt, giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dần dần lan rộng ra từ tầng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đầu tiên đưa ra phương pháp pha trà của Thiền Tông.

Sau khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ đẹp thuần phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một bước phát triển mới.

Cuối cùng Thiên Lợi Hữu - người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo - đã học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát được tinh thần trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cầu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi Hữu đã mở đầu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm.

Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?


Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?

Qua phim ảnh, chúng ta thường thấy đàn ông dưới triều nhà Thanh không để một sợi tóc nào từ trán lên tới đỉnh đầu, nhưng đằng sau lại có bím tóc bện rủ dài xuống dưới lưng.

Chúng ta biết rằng vương triều nhà Thanh là do người Mãn sáng lập. Dân tộc Mãn vốn có tên là Nữ Chân. Ngay từ thế kỷ XII, họ đã lập ra nhà Kim ở phương Bắc. Đàn ông để bím tóc là tập quán có từ thời nhà Kim.

Năm 1664, người Mãn vượt Sơn Hải Quan, đánh chiếm Bắc Kinh, bắt đầu xây dựng chính quyền thống trị toàn cõi Trung Quốc, tức là vương triều nhà Thanh. Nhưng so với dân tộc Hán thì người Mãn chỉ là một dân tộc thiểu số sống trên đất Trung Quốc, trong lịch sử đã bị người Hán thống trị.

Giai cấp thống trị Mãn Thanh biết rằng để xây dựng quyền thống trị tuyệt đối của dân tộc người Mãn trên toàn cõi Trung Quốc mênh mông, làm cho tất cả người Hán đều phải thần phục dân tộc Mãn, mà chỉ hoàn toàn dựa vào việc thành lập một cơ cấu chính quyền các cấp thì chưa đủ. Vì thế triều đình nhà Thanh đã ban bố một loạt các chính sách kỳ thị dân tộc để xác lập từ trong tâm lý ý thức về quyền uy của dân tộc Mãn, và trong các chính sách này đã có lệnh cắt tóc.

Lệnh cắt tóc tức là cưỡng bức tất cả những người đàn ông thuộc dân tộc Hán phải bắt chước tập quán của dân tộc Mãn, là cắt hết tóc từ trán lên đỉnh đầu, nhưng để cho tóc đằng sau đầu mọc dài ra rồi tết thành bím. Nếu trái lệnh sẽ xử tử. Hồi ấy trong dân gian có câu:

“Không để tóc mất đầu, để đầu mất tóc”.

Lúc áp dụng chính sách này, người Hán phản kháng dữ dội nhưng đều bị trấn áp. Mãi tới cách mạng Tân Hợi năm 1911 sau khi nhà Thanh sụp đổ, lối để tóc này không còn nữa.

Tại sao ở nước Anh và một số nước khác xe đi bên trái đường?


Tại sao ở nước Anh và một số nước khác xe đi bên trái đường?

Ở Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải đường. Nhưng ở nước Anh và một số nước khác thì trái ngược hẳn, mọi phương tiện giao thông cũng như người đi bộ phải đi bên trái đường. Vì sao vậy?

Thật ra tập quán này của nước Anh và một số nước khác cũng có nguyên nhân lịch sử của nó. Từ thế kỷ XIV và XV, hồi nước Anh và một số nước khác còn chưa có ô tô và xe đạp, người ta đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ.

Các hiệp sỹ, các nhà quý tộc giàu có khi đi đường thường đeo kiếm bên mình. Thông thường, người ta đều dùng thuận tay phải nên kiếm được đeo bên trái thân mình để khi cần có thể tiện tay rút kiếm ra được ngay. Còn khi bị kẻ địch tấn công từ phía trước mặt thì bên trái đường sẽ tiện cho việc đỡ đòn và tấn công kẻ địch hơn. Hãy thử tưởng tượng, nếu bị một kẻ thuận tay phải tấn công từ trước mặt thì đòn tấn công sẽ nhằm vào bên trái người bị tấn công, nên người ta phải né sang phải để tránh đòn. Vì lý do đó mà ở Anh và ở một số nước mấy trăm năm nay người ta đều đi bên trái đường.

Về sau súng được phát minh. Khi dùng súng nhằm vào đối phương người ta thường lấy tay trái đỡ súng, tay phải đặt vào cò súng. Trong trường hợp này, đi bên phải đường dễ chống kẻ địch từ phía trước tiến tới trước hơn. Vì lý do này mà ở các quốc gia phát triển muộn hơn như Mỹ có quy định đi bên phải đường.
Trên thế giới phân biệt hai luật giao thông quy định đi bên phải và đi bên trái đường. Đa số các nước, bắt đầu từ nước Mỹ, Trung Quốc… đều quy định đi bên phải đường, còn lại là các nước đi bên trái đường như Anh, Nhật Bản…

Jesus có thật hay không?


Jesus có thật hay không?


Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải là người sáng lập đạo Cơ Đốc, mà cũng không có tài liệu xác thực ghi lại cuộc đời của ông.

Khác với Phật tổ của đạo Phật và thánh Ala của đạo Ixlam, Jesus là một nhân vật dương gian trở thành thần tượng tôn giáo một cách đặc biệt. Trong Kinh Thánh và những sách Thánh khác của đạo Cơ Đốc đều có ghi sự tích của Jesus.

Theo truyền thuyết thì Jesus là con Thượng Đế, mẹ là Maria. Ông có mười hai môn đồ. Về sau môn đồ Juda phản bội , ông bị đóng đinh chết trên thánh giá. Nhưng ba ngày sau khi chết ông đã sống lại.
Những câu chuyện truyền thuyết vừa giống sự thật lại vừa giống thần thoại. Điều này thực tế làm cho người ta khó thấy rõ Jesus là một con người hay là một vị thần. Nhưng dù nói thế nào vẫn có một điểm khẳng định rằng không có ai trong thời đại Jesus (thế kỷ I sau Công nguyên) ghi lại hoặc truyền đạt những sự việc về Jesus.

Về sau Cơ Đốc giáo ngày càng hoàn thiện, Jesus được miêu tả thành một con người có da có thịt cùng chịu những sự vui buồn với những người dân thường, hơn nữa còn là một anh hùng hiến thân mình cho việc cứu vớt con người.

Song truyền thuyết không thể nào nói chắc chắn rằng: Trong lịch sử xác thực có một nhân vật là Jesus.

Tại sao ngày đầu năm gọi là “Nguyên đán”?


Tại sao ngày đầu năm gọi là “Nguyên đán”?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng Giêng âm lịch). Trong tiếng Hán, chữ “nguyên” nghĩa là bắt đầu, tức là thứ nhất, còn chữ “đán” nghĩa là một ngày hoặc buổi sáng. Hai chữ này được ghép lại với nhau thì dùng để chỉ ngày đầu tiên trong một năm.

Thời gian Trái đất xoay quanh Mặt trời được một vòng theo phương pháp làm lịch gọi là một năm. Song sự vần chuyển của Trái đất quanh Mặt trời không có điểm đầu và điểm cuối cố định, vì thế điểm đầu và điểm cuối của một năm là do con người quy định. Do đó phương pháp làm lịch không thống nhất.

Ở Trung Quốc, theo truyền thuyết thì cái tên gọi “Nguyên đán” có nguồn gốc từ một vị hoàng đế trong Tam hoàng Ngũ đế có tên là Chuyên Húc. Chuyên Húc lấy tháng Giêng nông lịch là Nguyên và ngày mồng một là Đán.

Về sau có những triều đại lại thay đổi nhật ký của ngày Nguyên đán. Chẳng hạn nhà Hạ và nhà Thương lấy ngày mồng một tháng Mười Hai là Nguyên đán. Nhà Chu lấy ngày mồng một tháng Mười Một làm Nguyên đán, nhưng đến đời Hán Vũ Đế lại lấy ngày mồng một tháng Giêng là Nguyên đán, rồi từ đó đến nay trải qua các thời đại, nhật kỳ của ngày Nguyên đán không còn thay đổi nữa.

Từ sau cách mạng Tân Hợi, người Trung Quốc chuyển sang dùng Công lịch và ngày Nguyên đán âm lịch được đổi tên là Xuân tiết (ngày Tết xuân), còn ngày mồng một tháng Giêng của lịch mới thì được gọi là Tân niên (ngày năm mới).

Năm 1949, Hội nghị Toàn thể khoá I Hội nghị Nhân dân Chính trị Hiệp thương Trung Quốc đã thông qua việc sử dụng “cách ghi năm theo Công nguyên” và chính thức quy định ngày mồng một tháng Giêng Công lịch là ngày Nguyên đán.

Ngày nay, nhiều quốc gia áp dụng Công lịch đều lấy ngày mồng một tháng Giêng làm Nguyên đán. Nhưng vẫn có một số quốc gia và dân tộc, do phương pháp làm lịch dựa theo tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, khí hậu các mùa… không đồng nhất, cho nên nhật ký ngày Nguyên đán của mỗi nước được định ra không như nhau. Ví dụ người Ai Cập lấy ngày nước sông Nil bắt đầu dâng lên làm ngày Nguyên đán.

Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?


Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.

Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời đó rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền hoạ sỹ của triều đình Nam Tống là Lý Tung có vẽ bức “Tuế chiêu đồ” (Bức tranh sáng đầu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp màu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên mới gọi là phi thiếp.

Ngày 25 tháng Mười Hai là tết Noel, tức là ngày chúa Jesus, người sáng lập ra đạo Cơ Đốc ra đời. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nơi đạo Cơ Đốc được thịnh hành, lễ Noel cũng như là ngày Tết đầu năm của các nước châu Á là ngày lễ quan trọng trong cả năm. Để tiện cho việc chúc mừng, năm 1843, quốc vương Anh đã nhờ một hoạ sỹ thiết kế tấm thiệp mừng Noel đầu tiên, từ đó về sau bắt đầu từ một tháng trước ngày Noel người ta đã gửi cho nhau thiếp mừng.

Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đầu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đầu có từ ngày ấy.

Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào?


Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào?

Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, nếu trên cửa ra vào hay trên tường nhà nào có dán chữ Hỷ màu đỏ thì người ta đều biết ngay rằng ở nhà đó vừa có chuyện vui. Tương truyền rằng việc dán chữ Hỷ trong đám cưới là do nhà chính trị lớn triều nhà Tống, Vương An Thạch khởi xướng.

Hồi ông còn trẻ lên kinh thành đi thi, được qua một nơi gọi là Gia Mã Trấn, tại trấn này có một nhà tài chủ họ Mã, trước cửa nhà treo một cây đèn kéo quân, trên chiếc đèn có viết mấy chữ:

Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ

(Đèn kéo quân, ngựa đèn chạy, đèn tắt ngựa dừng bước)

Cây đèn này đã làm cho người ta hết sức chú ý, Vương An Thạch thấy thế ghi nhớ trong lòng. Cũng vừa may hôm sau ở trong trường thi Vương An Thạch là người đầu tiên nộp quyển, quan coi thi thấy ông làm bài nhanh như thế, muốn thử sức làm câu đối xem sao, bèn chỉ lá cờ thêu hình con hổ bay treo ở trước cửa, ra vế đối:

Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, quyển hổ tàng thân
(Cờ hổ bay, hổ trên cờ bay, cờ cuốn hổ náu mình)

Vương An Thạch nhớ tới những chữ viết trên cây đèn kéo quân bèn lấy ngay làm vế đối thứ hai, lập tức đối luôn:

Tẩu mã đăng, đăng mã tẩu, đăng tức mã đình bộ

Quan coi thi thấy Vương An Thạch làm vế đối thứ hai của câu đối cũng thần tốc như thế cho nên càng khen ngợi nhiều hơn.

Sau khi thi xong, Vương An Thạch lại qua Mã Gia Trấn, ông hỏi thăm thì biết rằng tài chủ họ Mã vốn có cô con gái yêu chưa lấy chồng. Câu đố trên cây đèn chính là ông đưa ra để kén rể.
Sau khi biết như thế, Vương An Thạch lại đem vế đối của viên quan giám khảo nêu ra để đối lại và viết lên giấy đưa cho tài chủ họ Mã xem. Tài chủ họ Mã vui mừng khôn xiết, lập tức hứa gả con gái cho Vương An Thạch.

Không bao lâu sau Vương An Thạch kết hôn cùng cô con gái của tài chủ họ Mã. Giữa hôm cô dâu và chú rể làm lễ lạy trời đất thì các sai dịch đến báo tin: “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Vương An Thạch nghĩ rằng bản thân mình được động phòng hoa chúc là một điều “hỷ”, tên mình được nêu tên trên bảng vàng lại là một điều “hỷ” nữa, vì thế ông lấy ngay một tờ giấy đỏ, viết lên đó hai chữ “hỷ” thành một chữ “Hỷ” do ông mới sáng tạo ra để thay cho hai chữ “hỷ” đơn dán lên cửa. Vì chữ “Hỷ” này biểu hiện đầy đủ nhất không khí vui mừng trong đám cưới, cho nên trong các lễ cưới người ta đều dán chữ “Hỷ” đỏ thắm.

Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?

Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?


Đến ngày sinh nhật của mình, các bạn nhỏ bao giờ cũng thích ngồi quây quần với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật hạnh phúc. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người.

Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thần Mặt trăng là Actemix và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ người ta thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thần Mặt trăng.

Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy người ta cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến.

Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thần bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện.
Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước.

Ông già Noel trong truyền thuyết là ai?


Ông già Noel trong truyền thuyết là ai?

Ngày 25 tháng Mười Hai mỗi năm là ngày lễ Noel. Hôm ấy ông già Noel sẽ tặng quà cho các cháu nhỏ, đó là sự việc thích thú nhất đối với các cháu nhỏ trong lễ Noel.

Ông già Noel trong truyền thuyết là một ông già có dáng vẻ rất nhân từ phúc hậu. Chiếc mũ đỏ, bộ râu dài trắng như tuyết, trên mình mặc một chiếc áo khoác có cổ lông màu trắng, lưng thắt chiếc dây lưng bằng da đen, chân đi đôi ủng. Hàng năm, cứ đến đêm trước Noel, ông già Noel đi trên một chiếc xe trượt tuyết có các chú hươu kéo từ phương Bắc tới, rồi vào từng nhà qua các ống khói để đem quà Noel bỏ vào trong bít tất của các cháu nhỏ.

Người ta cho rằng ông già Noel là hoá thân của thánh Nicola ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kỳ.


Khi còn trẻ, thánh Nicola đã dùng những món tiền lớn được bố mẹ để lại mang đi giúp đỡ người nghèo khổ. Ở quê ông có một cụ già có ba cô con gái, vì gia cảnh bần hàn không có tiền làm lễ cưới, cho nên cả ba cô đều không thể đi lấy chồng được. Sau khi biết chuyện này, thánh Nicola lén tới nhà cụ già, leo lên mái nhà, tới ống khói và ném một túi tiền vàng nhỏ xuống, túi tiền rơi ngay vào chiếc bít tất dài mà các cô gái treo trên vách bếp lò. Sau khi có được tiền, ba cô gái đã có thể lấy chồng và có cuộc sống hạnh phúc.

Câu chuyện này đã được lưu truyền và về sau cứ đến lễ Noel, trước khi đi ngủ các cháu nhỏ không quên đặt bít tất của mình bên cạnh giường để cụ già Noel bỏ quà vào đó cho mình.

Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?


Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?

Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, nhưng chúng ta có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu?

Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời La Mã cổ đại. Khi đó để coi trọng sức mạnh, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc các đấu sỹ thường uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khích lệ lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta nghĩ ra cách là trước khi vào đấu, hai đấu sĩ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc uống rượu không có sự gian trá. Trong khi thực hiện động tác này, hai chén rượu tất nhien phải chạm vào nhau. Về sau nghi thức này dần dần trở thành một nghi lễ trong các bữa tiệc.

Có quan điểm cho rằng tập quán chạm cốc khi uống rượu có từ thời đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu sẽ có rất nhiều bộ phận trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi thơm của rượu, mắt thì được ngắm màu sắc của rượu, lưỡi có thể thưởng thức vị ngon của rượu. Nhưng chỉ hai tai là không được thưởng thức gì cả.

Vậy cho nên người ta đã bổ sung được sự thiếu sót này bằng cách: trước khi uống rượu ta cho cốc chạm vào nhau, như thế tai sẽ được nghe thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu. Sau đó việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành phong tục tập quán.

Tại sao người phương Tây kị con số 13?


Tại sao người phương Tây kị con số 13?

Trong Kinh Thánh có ghi một câu chuyện như sau: Jesus cùng mười hai tông đồ họp nhau trong lễ Vượt Qua.

Đến bữa ăn tối Jesus nói: “Trong số các ngươi sẽ có một kẻ bán rẻ ta”. Quả nhiên trong số các tông đồ có tên Juda tố cáo Jesus với nhà cầm quyền, vì thế Jesus bị đóng đanh câu rút chết trên thập giá.
Ngồi quanh bàn trong bữa ăn đó đúng là có mười ba người, vì thế người ta mới cho rằng con số 13 sẽ đem lại điều bất hạnh.

Trong thần thoại Bắc Âu cũng có câu chuyện kể rằng: một hôm trong bữa tiệc trên thiên đường, có mười hai vị thần đến dự. Bỗng nhiên hung thần Lochi xông đến làm cho số người dự tiệc tăng lên thành mười ba. Do âm mưu của Lochi, con trai của vị thần tối cao là Aotinh đại diện cho cái thiện bị trúng tên mà chết, vì thế người ta cho rằng con số 13 đem lại tai hoạ.

Kết quả là tại các nước Âu Mỹ, người ta rất kỵ con số 13. Trong các rạp chiếu phim ở những nước này không có số ghế 13, sau các số 12 được đưa lên thành số 14 hoặc là ghi 12B thay cho số 13.

Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?


Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?

Trong số các di vật văn hoá thời cổ đại khai quật được ở Trung Quốc, dù là ngọc, đồ gốm, đồ đất nung, đồ đồng thau, hay các bức vẽ, các bức điêu khắc trên đá, chúng ta thấy các động vật được thể hiện chỉ có hổ, dê, chim, cá, bò, lợn, hạc, hươu… Tất nhiên còn có rồng là con vật do con người tưởng tượng ra, nhưng hình như không có di vật nào có hình sư tử.

Nguyên nhân của việc này rất đơn giản. Trung Quốc thời cổ không có sư tử, người ta chưa biết đến sư tử, vì thế không thể khắc hoạ hình sư tử trong các tác phẩm nghệ thuật.

Quê hương của loài sư tử là những vùng nhiệt đới ở châu Phi, ẤN ĐỘ… Sư tử Trung Quốc chỉ có từ khi Hán Vũ Đế sai Trương Khiên đi sứ Tây Vực, được vua Tây Vực tặng như một lễ vật quý báu để đưa về Trung Quốc.

Khoảng năm 125 sau Công nguyên, hoàng đế thứ bảy của nhà Đông Hán là Thuận Đế Lưu Bảo lên ngôi. Quốc vương Sơ Lặc đất Tây Vực sai sử đem tới Lạc Dương tặng Thuận Đế một cặp sư tử. Vị hoàng đế trẻ tuổi này rất thích nên đã di chiếu lại rằng: sau khi trẫm băng hà, các khanh hãy dùng cặp sư tử này để canh lăng mộ cho trẫm. Khi Thuận Đế Lưu Bảo qua đời, vì không có sư tử thật nên người ta phải nghĩ cách tạc sư tử đá đặt ở trước lăng. Về sau, các quan lớn quyền quý cũng bắt chước tạc sư tử đá để canh lăng mộ cho người chết.

Tượng sư tử đá có thể uy nghiêm, mạnh mẽ và đầy sức sống, đặc biệt khi được tạc ở tư thế quỳ, hai chân trước đuổi, hai chân sau gập, ngực ưỡn, bụng thót, bờm rủ, khắp mình bắp thịt nổi cuồn cuộn - tất cả tập trung thể hiện vẻ dũng mãnh và sức mạnh của con sư tử. Hình tượng này cũng biểu hiện một cách khái quát thế giới nội tâm và sự tìm kiếm về tinh thần của người thợ tạc hình sư tử.

Những người thợ khéo tay và thông minh thời cổ Trung Quốc, trong những trường hợp khác nhau đã tạo ra những con sư tử đá với rất nhiều tư thế. Về sau chức năng của sư tử đá từ chỗ bảo vệ người chết ở trước các lăng mộ đã chuyển thành khả năng xua đuổi tà ma, tiêu trừ tai hoạ. Vì thế sư tử lại còn được đặt trước các công trình kiến trúc tôn giáo như chùa chiền, miếu mạo… Ngoài ra chúng còn xuất hiện như những hình tượng nghệ thuật trang trí thể hiện sự tốt lành, sinh động trên các công trình kiến trúc như: cầu, từ đường, cung điện… trong đó nổi tiếng nhất là có đôi sư tử đá trước Thiên An Môn Bắc Kinh. Thủ pháp điêu khắc của cặp sư tử đá này theo lối tả thực tương đối, hình tượng tinh vi, uy nghiêm hùng tráng được nhiều người ưa thích.

Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ “ngũ” (năm) và “thập” (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa “toàn bộ” hoặc “viên mãn” (trọn vẹn). Thí dụ:
- “Ngũ vị” (năm mùi vị)
- “Ngũ sắc” (năm màu sắc)
- “Ngũ cốc phong đãng” thì nói lên một cách khái quát việc thu hoạch phong phú tất cả các thứ lương thực dùng cho con người.
- Các dãy núi nổi tiếng nhất trong thiên hạ thì được gọi là “ngũ nhạc”
- Còn năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được gọi là “ngũ hành”, tức chỉ nguồn gốc của vạn vật trên trời đất.

Còn các từ dùng chữ “thập” để nói lên sự trọn bộ, toàn vẹn thì gồm có:

- “Thập toàn” (hoàn toàn trọn vẹn”
- “Thập mỹ” (hoàn toàn tốt đẹp)
- “Thập phân mãn ý” (mười phân vừa ý)
- “Thập ác bất xá” (tất cả các điều ác đều không tha)…

Thật ra các sự vật mà các từ ngữ này biểu thị trên thực tế có số lượng vượt xa hơn “năm” và “mười” nhiều, thế thì tại sao người Trung Quốc thích dùng hai chữ “ngũ” và “thập” để nói lên sự trọn vẹn đầy đủ? Điều này không thể tách rời khỏi tập quán của người đời xưa dùng các ngón tay trên hai bàn tay của mình để tính các con số.

Đời xưa con người sống trong các bộ lạc nguyên thuỷ, xã hội còn chưa có văn tự, càng chưa có sự hiểu biết về các con số. Muốn tính số, người ta chỉ có thể dùng các ngón tay trên hai bàn tay để so sánh, sau khi lần lượt so sánh hết các ngón tay của mình rồi thì không có cách nào đếm thêm được nữa, một bàn tay chỉ có năm ngón tay, hai bàn tay có tất cả mười ngón, vì thế sau khi đã đếm đến năm và đến mười rồi thì coi là đã trọn vẹn và đầy đủ nhất. Thí dụ sau khi đi săn trở về người ta giơ hai bàn tay ra để nói với những người khác rằng mình đã săn được và mang về bao nhiêu vật săn, mọi người trông thấy thế rất vui mừng và phấn khởi. Trên thực tế các con vật mà những người đi săn mang về thường có thể nhiều hơn mười, nhưng họ vẫn chỉ có thể dùng hai bàn tay để biểu thị vì đó là con số lớn nhất mà người ta có thể biểu đạt.

Như vậy năm và mười tự nhiên trở thành những con số trọn vẹn và đầy đủ.

Về sau văn hoá dần dần phát triển, người ta đã có văn tự và kiến thức về số học, nhưng tập quán dùng năm và mười để biểu đạt sự trọn vẹn thì vẫn cứ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?


Tại sao khi tàu bè hạ thuỷ phải làm lễ đập chai rượu?

Khi có một chiếc tàu mới, người ta thường cử hành một nghi thức hạ thuỷ long trọng: người chủ trì giơ cao một chai rượu sâm banh, cổ chai được buộc bằng một sợi dây, sau đó người ấy dùng hết sức để đập chai rượu vào thành tàu cho vỡ để rượu bắn ra tung toé. Sau đó chiếc tàu mới được từ từ trườn trên đòn trượt để xuống nước và bắt đầu chuyến đi biển đầu tiên của nó.

Tương truyền nghi thức này có từ thời xa xưa ở phương Tây. Hồi ấy hàng hải là một nghề cực kỳ nguy hiểm, thường xuyên xảy ra những vụ đắm tàu, người chết. Vì chưa có vô tuyến điện, cho nên mỗi khi gặp tai nạn. người trên tàu chỉ còn có thể viết giấy báo nạn, rồi bỏ vào một cái chai, đậy kín lại và ném xuống biển, để nó trôi đi đâu thì trôi, hy vọng rằng cái chai sẽ trôi qua một chiếc tàu khác hay dạt vào bờ biển, được người ta nhìn thấy rồi nhờ đó mà sẽ có tàu tới cứu.

Người phương Tây vốn thích uống rượu sâm bank, vì thế khi ném chai rượu xuống thường là rượu sâm banh. Trong thời kỳ kỹ thuật hàng hải còn rất lạc hậu, mỗi khi gặp nạn trên biển người ta rất khó cứu nhau, vì thế các thuyền viên ném chai rượu sâm banh xuống nước nói rằng mình đã bị tai nạn và có thể tử vong. Tất nhiên gia đình của các thuyền viên cũng muốn tìm thấy các chai rượu như thế, cho nên họ mong muốn giải trừ những điều bất hạnh và nỗi lo sợ như vậy, mỗi khi hạ thuỷ một chiếc tàu mới, người ta đập chai sâm banh vào mũi tàu với mong muốn con tàu ra đi sẽ được thuận buồm xuôi gió, vạn sự may mắn.

Nhưng vẫn còn một cách giải thích khác nữa. Tương truyền trong thời cổ xưa người ta cho rằng công việc đi biển là cực kỳ nguy hiểm, cho nên để tiêu trừ các mối nguy hiểm này, người ta thường trói một nô lệ vào bên dưới thân tàu mới, để khi con tàu trượt qua thân thể người nô lệ và máu của người này sẽ thay lời cầu Thượng Đế bảo hộ. Nhưng về sau người Hy Lạp đã không còn thực hiện tập tục dã man này nữa, vì thế người ta đã dùng rượu để thay cho máu người nô lệ, như vậy nghi lễ hạ thuỷ con tàu mới vẫn còn giữ được cho đến ngày nay với động tác đập chai rượu vào thành tàu.

Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?


Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?

Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên chúa La Mã. Bất kể ai, chỉ cần hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo hoàng hoặc trong tác phẩm có ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan”, và bị bắt và chịu sự tra khảo nhục hình và bị đưa ra toà phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ chuyên chế phong kiến vạch trần những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến bộ thời đó, đều bị toà án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn sách và những công trình tiến bộ đã bị thiêu huỷ, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng.

Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đầu hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố Bắc Italia giáp Địa Trung Hải như Vơ-ni-dơ, Flo-ren-xơ, là những thành phố công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản chống thần học Thiên chúa giáo, giam cầm lòng người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục hưng” văn hoá cổ điển, nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản.

Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa nhân văn đề xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong kiến, chống thần học. Đan-tê, người được coi là “Đại thi hào đầu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi tiếng “Thần khúc”, biểu hiện trào lưu tư tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng “con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và các thầy tu. Đan-tê đã bị Giáo hội trục xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Đan-tê còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đứng lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đoạ của các thầy tu. Dưới sự nỗ lực của nhiều nhà văn hoá, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc.

Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cạch thời đại.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thần học của đạo Thiên chúa.

Cô-pec-ních là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh thánh” rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái đất”, phủ định thuyết Trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thần học của Thiên chúa giáo. Từ đó bắt đầu cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ.

Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Brunô vì bảo vệ học thuyết của Cô-pec-nich đã bị Giáo hội giam vào ngục tối 7 năm trời. Brunô kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận sai lầm, ngày 8-2-1600, ông đã bị toà án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ những tác phẩm của ông.

Sau khi Bruno chết dược 30 năm, tháng 2 năm 1633, Ga-li-lê_nhà khoa học người Italia lại bị Giáo hội giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên thể, và một lần nữa lại phủ định vũ trụ quan thần học. Ông còn có những phát minh về toán học, vật lý khiến cho nhân loại có nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết tội, bắt giam và tra tấn.

Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát ra khỏi thần học, mạnh bước trên con đường tiến bộ.

Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ phục hưng ở nhiều nước Tây Âu, đó là phong trào văn hoá của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển nổi, phá vỡ những ràng buộc của sự chuyên chế về văn hoá thời kỳ Trung cổ, làm tan rã nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng, phát triển văn nghệ và khoa học.



NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHỤC HƯNG



Lâu đài Medici - KTS. Michelozzo Michelozzi di Bartolomeo (1396-1472) 


Trong hai thế kỉ XV,XVI, ở Italia xuất hiện một phong trào văn hoá phục hưng quan trọng, gắn liền với bối cảnh lịch sử của giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Kiến trúc Italia lúc đó rất tiêu biểu và có ảnh hưởng rất lớn đối với kiến trúc các nước Tây Âu thời kì manh nha tư bản chủ nghĩa.

Thời Phục hưng, khi con người biết chế tạo ra máy hơi nước và xếp cối xay gió vào viện bảo tàng, con người bất chợt nhận ra mọi chân lí khắc kỷ chỉ là sự lừa dối, là “món hàng của những tên bịp bợm” (Léonard de Vinci). Họ đồng lòng đòi xem lại nhiều giá trị, trong đó có giá trị của cái đẹp. Bằng cuộc sống thực tế, bằng nhiều thành tựu khoa học thực nghiệm, dù phải lên giàn hoả thiêu như Bruno, họ vẫn không hề sợ, và còn lớn tiếng nói rằng: “Trái đất tròn”, “con người do tự nhiên sinh ra”. Ông Adam không phải là vật phẩm của lòng nhân từ được đức Chúa trời véo ra từ phần thừa của đất, và Eva lại càng không phải là mẩu xương sườn của ông Adam do đức Chúa trời rút ra phù phép tạo nên. Nghĩ như vậy họ bèn rủ nhau trèo lên thánh đường tháo các bức tranh cổ có bộ mặt khắc khổ, để treo vào đó những bức tranh lồ lộ những cảm xúc say mê vẻ đẹp của cuộc sống đến ngất ngây cả các vị tu hành. Họ còn dám thể hiện bằng hình tượng rất hấp dẫn về những chàng trai và những cô gái dưới trần gian kéo nhau lên vườn Chúa, đùa vui giữ ngày xuân, ngang nhiên hái những trái cấm, chẳng nể vì một ai. Họ còn để các bạn trẻ ấy chia nhau vị ngọt cuộc sống ( tác phẩm Mùa xuân của Botticelli).





Mùa xuân. Tempera. 203 x 314 cm.


Như vậy, các nhà mĩ học Phục Hưng đã kéo cái đẹp từ thượng giới xuống trần gian và dùng nghệ thuật để thể hiện sự hưởng thụ cái đẹp do con người sáng tạo ra.

Thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng định đặc trưng của văn hoá. Con người thời kỳ Phục hưng muốn thông qua nghệ thuật để tái tạo và làm chủ thế giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng và hiện thực.

Trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, dựa trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.

Nguyên tắc bố cục và thẩm mỹ của phong cách Phục Hưng khác xa phạm vi của phong cách Gotic. Một cách sâu xa cả phong cách Phục hưng và Baroque đều chứa đựng và phát triển tiếp các nguyên tắc bố cục của Gotic. Tuy nhiên điều ngược lại không có hiệu lực - chúng ta không thể tìm các nguyên tắc bố cục và thẩm mỹ của thời Phục Hưng hay Baroque trong phong cách Gotic. Có thể nhận thấy kiến trúc Phục Hưng khá gần gũi về đặc điểm với kiến trúc cổ đại (bản thân các nghệ sĩ Phục Hưng đã tin rằng họ làm lại kiến trúc cổ đại: họ đã sao chép, nghiên cứu và cố gắng một cách có định hướng để đạt được sự gần gũi với kiến trúc cổ). Nhưng các chuyên gia thì không mấy khó khăn để phân biệt 2 phong cách kiến trúc này - sự khác biệt cơ bản nằm ở các nguyên tắc bố cục và đặc điểm của các hoa văn trang trí.

Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hoà. Điều đó xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình( kiến trúc xã hội phong kiến đã tạo nên cho công trình những ấn tượng bay bổng, không ổn định, kinh ngạc là do con người không nắm được quy luật thiên nhiên và gửi gắm lòng tin vào thần thánh).
Tuy có những nét tiến bộ nhất định, nhưng việc chú ý tuyệt đến quy luật tổ hợp đã đưa kiến trúc Văn nghệ Phục hưng đến chỗ hình thức chủ nghĩa và thoát ly công năng.

Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc.

Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.

Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.




Theo các giai đoạn lịch sử thì kiến trúc Phục Hưng được chia thành ba thời kỳ: tiền kỳ, thịnh kỳ và hậu kỳ.
KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ


Vào giai đoạn Phục Hưng tiền kỳ, hoạt động kiến trúc sôi nổi nhất ở Florence vì đó là một thành phố thương nghiệp nằm ở miền Bắc Italia với dân số khoảng 90 ngàn người. Ở Florence bấy giờ chính quyền nằm trong tay giai cấp tư sản (đại biểu là gia tộc Medicis). Giai cấp tư sản rất giàu có, xây dựng nhà ở và nhà thờ để thoả mãn cuộc sống xa hoa của mình.
Florence là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thậm chí nhiều người còn gọi nó là một thành phố tráng lệ, tính từ chỉ dùng cho những kiệt tác kiến trúc mà thôi.
Ngày nay, Florence là thủ phủ của vùng Tuscany với hơn nửa triệu người nhưng là một trong những điểm du lịch "nóng" nhất châu Âu bởi kiến trúc độc đáo. Thành phố hàng ngàn năm tuổi này không chỉ ghi điểm bởi sự cổ kính mà còn là một trong những cái nôi văn minh suốt 4 thế kỷ (từ XIV-XIX). Năm 1860, Tuscany trở thành một phần của Vương quốc Italy và Florence được chọn là thủ đô từ năm 1865-1871 và đóng vai trò quan trọng với tư cách là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Italia. Theo thống kê của UNESCO thì 60% những công trình kiến trúc quan trọng nhất của nhân loại nằm tại Italia và có đến một nửa trong số là thuộc về Florence.
Tại đây, người ta có thể bắt gặp những tòa lâu đài cổ, những ngôi nhà thờ, những viện bảo tàng đầy ắp những bức tranh quý hiếm cùng những bức tượng quý giá. Những công trình kiến trúc dày đặc và quý giá không kém gì Rome hay Venice. Cũng dễ hiểu vì Florence là quê hương của phong trào Phục hưng. Nó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên cùng những gì tinh túy nhất trong nghệ thuật kiến trúc Phục hưng với tinh thần của Leonardo da Vinci, Dante, Boccaccio, Michelangelo... hiển hiện trên từng con phố. Một trong những điểm nhấn của Florence là kiến trúc nhà thờ với những mái nhọn đặc trưng của kiến trúc Gothic và nghệ thuật Moorish. Công trình đáng chú ý nhất chính là nhà thờ Duomo of Florence (Brunelleschi) được phủ bằng cẩm thạch. Đây là nhà thờ rộng thứ 4 châu Âu. Florence cũng là nơi tập trung những nhà thờ lớn nhất Italia từ Duomo of Florence, San Lorenzo, Santa Maria Novella đến Santa Croce. Có thể bắt gặp lối kiến trúc này ở bất cứ nơi nào tại Florence.
Thời Phục hưng bắt nguồn từ Florence không chỉ là niềm tự hào của người Italia mà nó còn đi vào lịch sử như giai đoạn phát triển nhất của văn hóa châu Âu. Bức tượng 500 năm tuổi nổi tiếng David của Michelangelo cũng được đặt tại Florence. Trong thời Phục hưng, Florence được chọn đặt những công trình kiến trúc để đời từ cung điện đến các viện bảo tàng, gallery... Bảo tàng nổi tiếng nhất Florence là Uffizi, nơi lưu giữ những tác phẩm vô giá của Botticelli, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Titian và Rubens, những người khổng lồ của văn hóa Ý.
Fillipo Brunelleschi (1377-1446) được coi là kiến trúc sư lớn nhất của Florence, ông là tác giả của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore, Dục anh viện, Nhà thờ S. Lorenzo, đền thờ Pazzi,…
Công trình đầu tiên đem lại vinh quang cho tên tuổi của Brunelleschi và cũng chính là công trình mở đầu cho thời đại Phục Hưng huy hoàng chính là vòm mái của nhà thờ Florence.




Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo) mang phong cách Gotic.


Mặt tiền nhà thờ Duomo


Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc phục hưng thời kỳ này chỉ chú ý đến tổ hợp công trình, như Dục Anh Viện và lâu đài Medici chẳng hạn.
Nếu như mái vòm nhà thờ Florence mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng, tiếp tục hoàn tất công trình dang dở của thời đại trước, thì công trình Dục Anh Viện ở Florence của Brunelleschi được coi như công trình trọn vẹn đầu tiên được thiết kế trong thời kỳ này.
Dục Anh Viện (hay nhà thương phúc trẻ em) là tác phẩm kiến trúc Italia đầu tiên cố gắng rời bỏ hình thức cũ, do kiến trúc sư lớn nhất của Florence là Brunelleschi (1377-1446) xây dựng vào những năm 1421- 1424.
Đó là một công trình kiểu sân trong, có bộ phận đáng chú ý nhất là hành lang cột Corin hướng ra quảng trường Annundiata, một quảng trường thương nghiệp của thành phố.
Hình thức của hành lang cột này gần gũi với kiến trúc cổ điển ở chỗ dùng hành lang cuốn nửa tròn, có phân vị đơn giản, rõ rang và hoà hợp.Công trình không nặng nề như kiến trúc cổ điển mà nhẹ nhàng, sáng sủa, qua đó ta có thể thấy ảnh hưởng của kiến trúc Gotic vẫn còn lưu lại phần nào trong bút pháp của tác giả.




Mặt tiền Dục Anh Viện (Foundling Hospital)


Sân trong Dục Anh Viện


Trong hai công trình nhà thờ S. Lorenzo và S. Spirito, Brunelleschi đã kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống với những tỷ lệ toán học cân đối, chuẩn mực, các vòm cuốn được sử dụng như những modul trong tổ chức không gian công trình. Trong thiết kế nội thất hai nhà thờ này ông đã khéo léo vận dụng nhiều yếu tố kiến trúc cổ điển như: thức cột corin, mái vòm bán cầu… tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho không gian nội thất công trình.



Sân trong nhà thờ San Lorenzo


Nội thất nhà thờ San Lorenzo


Đền thờ Pazzi do Brunelleschi thiết kế được xây dựng trong những năm 1430-1433 cũng là một trong những công trình tiêu biểu của thời kỳ này. Mặc dù công trình có quy mô không lớn nhưng lại có tổ chức không gian rất phong phú; cột, vòm và mái bán cầu được kết hợp trong một tỷ lệ hài hoà cân xứng.



Đền thờ Pazzi


Mặt cắt đền thờ Pazzi

Theo MTMA http://diendan.nguoihanoi.net

Lâu đài Certosa, nhà thờ Carthusian xây dựng ở Pavia, ngoại ô của Milan. 



Lâu đài Certosa ở Milan

Theo MTMA http://diendan.nguoihanoi.net



Hoành tráng lâu đài và cung điện nước Áo


Mỗi lâu đài và cung điện rải rác trên khắp nước Áo đều có những nét độc đáo riêng và những câu chuyện đặc biệt riêng của nó...Điểm chung duy nhất của chúng là sức cuốn hút vượt thời gian đối với mọi du khách. 


Lâu đài nằm ở ngôi làng đẹp như tranh Rappottenstein tọa lạc trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp phía trên sông Kamp Kleiner. Lâu đài này được xây dựng từ thế kỷ thứ XII, nhưng những gì còn lại cho đến ngày nay là có từ thế kỷ XVI khi lâu đài được mở rộng.


Lâu đài Porcia của Spittal. Các phòng và khu vườn xinh đẹp của lâu đài cũng phục vụ cho việc tổ chức nhiều sự kiện văn hóa và xã hội.


Kéo dài suốt 850 năm lịch sử, lâu đài bất khả xâm phạm tại Riegersburg chưa bao giờ bị chinh phục, nó được xây dựng cao gần 500 mét so với mặt đất. Từ đây, người ta có thể chiêm ngưỡng các thung lũng, rừng và vườn nho của phía đông nam của Styria. 


Hội trường lâu đài Ambras Renaissance Tây Ban Nha , nằm gần Innsbruck ở Tyrol có trưng bày đầy đủ chân dung của những người cai trị của Tyrol.


Lâu đài Hochosterwitz trong vùng Carinthia, một trong những lâu đài ấn tượng nhất ở Áo, được xây dựng trên một tảng đá đá vôi.


Các lâu đài của ngôi làng có từ thời trung cổ Mauterndorf ở Salzburg đã từng là một trạm thu phí nằm trên con đường chạy qua dãy núi Alps.


Các pháo đài hùng vĩ thế kỷ thứ mười hai của Kufstein.


Lâu đài Baroque Eggenberg, một trong những lâu đài lâu đời nhất ở Áo.


Lâu đài ở Kreuzenstein có từ thế kỷ thứ 12 hiện là một công trình lộng lẫy mang phong cách kiến trúc Gothic.


Lâu đài Ambras là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của thủ phủ Tyrolean


Các đài phun nước trong các khu vườn của cung điện Hellbrunn là công trình mang phong cách kiến trúc thời kỳ Phục hưng hấp dẫn nhất ở phía bắc dãy Alps.


Một cây cầu kéo dẫn đến lối vào của lâu đài hùng vĩ của Heidenreichstein, được bao quanh bởi nước. 


Nằm ở vùng nông thôn hoang dã và lãng mạn của Feistritzklamm, lâu đài Herberstein là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất của Áo.


Lâu đài Schoenbrunn là một trong những tòa nhà quan trọng nhất của di sản lịch sử và văn hóa Áo.


Các sân của Lâu đài Tratzberg là một sự phản ánh kỳ diệu tinh thần của thời kỳ Phục hưng.


Lâu đài Landeck, trong trái tim của Tyrol, là một biểu tượng của thành phố. Nó chứa một bảo tàng tổ chức các triển lãm tạm thời và tổ chức nhiều sự kiện như các buổi hòa nhạc, biểu diễn sân khấu, chiếu phim và các hoạt động cho trẻ em.


Cung điện Schloss Hof nổi tiếng với các sự kiện tuyệt vời.


Lâu đài Hohensalzburg Castle ở Salzburg là pháo đài lớn nhất châu Âu và từ lâu đã là điểm thu hút khách du lịch.

DiaOcOnline.vn