Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Nguyên tắc phối màu


Nguyên tắc phối màu. Màu sắc trong phong thuỷ

1. Nguyên tắc phối màu

Màu sắc không đứng riêng lẻ một mình. Thật vậy, hiệu ứng của một màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ phản chiếu ánh sáng của nó.
- Màu sắc môi trường chung quanh.
Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:
1.1. Phối màu không sắc (Achromatic)
Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.
1.2. Phối màu tương tự (Analogous)
Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.
1.3. Phối màu chỏi (Clash)
Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.
1.4. Phối màu bổ sung (Complementary)
Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.
1.5. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.
1.6. Phối màu trung tính (Neutral)
Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.
1.7. Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)
Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.
1.8. Phối màu căn bản (Primary)
Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.
1.9. Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
Ví dụ:
Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.
1.10. Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)
Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.
Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.

2. Màu sắc trong phong thuỷ

Phong thuỷ là phương pháp, là nghệ thuật thiết kế và định vị theo tự nhiên của vũ trụ.
Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.
Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.
Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành.
Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)
Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)
Trong bài I các bạn đã biết về 12 mức độ tương phản của màu sắc thế nhưng bạn sẽ khó trả lời vì sao chúng lại tương phản, đối chọi nhau một cách gay gắt ? Thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả:
  • Kim = tượng trưng cho màu trắng.
  • Mộc = Xanh lục.
  • Thuỷ = Đen.
  • Hoả = Đỏ.
  • Thổ = Vàng.
Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc.
Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:
  • Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục.
  • Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
  • Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
  • Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
  • Kim và Thủy = Trắng và Đen.
Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:
  • Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
  • Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
  • Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
  • Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
  • Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.
Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.
Ví dụ:
Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:
  • Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
  • Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.
  • Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét