Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013


Trái đất già hơn chúng ta tưởng



Hệ mặt trời.

Các hành tinh thuộc phần trong thái dương hệ - gồm sao Thủy, sao Kim, trái đất, sao Hỏa - đã bắt đầu hình thành trong khoảng 10.000 năm, sau khi những cuộc bùng phát năng lượng của mặt trời khởi động vào 4,5 tỷ năm trước. Và trái đất chính thức trở thành một thiên thể khoảng 10 triệu năm sau sự ra đời của mặt trời, sớm hơn rất nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Tác giả nghiên cứu Stein B. Jacobsen cho biết vào giai đoạn thôi nôi, mặt trời được bao phủ bởi các đám khí và gas. Đám vật chất này từ từ kết khối thành những mảng lớn dần lên. Cuối cùng, chúng hình thành nên 4 hành tinh thuộc phần trong của hệ mặt trời.

Trong vòng 10 triệu năm, trái đất đã đạt được 64% kích cỡ hiện tại của nó và là thiên thể thống trị trong vòng 150 triệu km tính từ mặt trời.

Sự kiện lớn cuối cùng trong quá trình hình thành của trái đất là sự va chạm với một thiên thể có kích thước của sao Hoả, xảy ra khoảng 30 triệu năm sau khi mặt trời ra đời. Vụ va đập dữ dội này đã bồi thêm hàng triệu tấn vật chất vào trái đất. Một số vật chất rơi vào quỹ đạo của trái đất và hình thành nên mặt trăng.

Một cuộc phân tích trước đây trên chất đồng vị của vỏ trái đất cho thấy hành tinh này đã ra đời 50 triệu năm trước, sau khi mặt trời hình thành. Nhưng Jacbosen cho biết cuộc phân tích dữ liệu (**) cũng ủng hộ giả thuyết rằng trái đất hình thành sớm hơn rất nhiều.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

link:cua cuon